4 nhà giáo nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam



Trong tháng 11 tới có một ngày lễ lớn mà bất cứ người Việt nào cũng nhớ, đó là ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Để giúp các bạn tìm hiểu thêm về ngày lễ này, Hồng Sa Mạc xin giới thiệu loạt bài viết chủ đề “Nhà Giáo” trong tháng 11 này.


1. Nhà giáo Chu Văn An

Chu Văn An tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
 

Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300–1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.


Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến Việt Nam. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.


2. Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm, tên huý là Nguyễn Văn Đạt, tên tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Ngay từ bé, ông đã có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, có trí nhớ hơn người. Giống như rất nhiều vị hiền nhân khác trong lịch sử, thời thế loạn lạc đã khiến ông không hứng thú với chốn quan trường. Sau này, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, ông đỗ Trạng nguyên và quyết định phò vua giúp nước. Song vì không chịu được những điều thị phi, ông dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối. Sau đó, ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo lỗi lạc. Học trò của ông có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan…


3. Nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).


Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa, nhà giáo lớn ở thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.


4. Nhà giáo Nguyễn Thiếp

Nguyễn Thiếp là nhà giáo và danh sĩ lỗi lạc cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn. Ông sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc. Tuy nhiên, ông lại sớm có tư tưởng xa lánh chốn quan trường và là một trong những nhà giáo nổi tiếng nhất trong lịch sử giáo dục Việt Nam 5 Lê Quý Đôn Nhà giáo, nhà bác học Lê Quý Đôn sinh ngày 5/7/1726 mất ngày 14/4/1784.


Ông là con tiến sĩ Lê Phú Thứ, quê ở huyện Diên Hà ( nay thuộc thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình, nổi tiếng thần đồng từ nhỏ, có trí nhớ lạ lùng, tài ứng đối mau lẹ, 14 tuổi đã học được hầu hết các bộ sách của Nho học. Năm 18 tuổi đỗ giải Nguyên ( đứng đầu kỳ thi Hương). Sau đó đỗ đầu các kỳ thi Hội và thi Đình (còn gọi là Hội nguyên và Đình nguyên).

 
Tổng hợp